Bé bị chảy nước mũi khó thở phải làm sao?

Trẻ nhỏ từ 6 – 8 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh về tai mũi họng. Khi mắc phải căn bệnh này thì trẻ sẽ thấy khó chịu trong người kèm theo nhiều triệu chứng của bệnh. Chảy nước mũi là một triệu chứng làm nghẹt mũi gây khó thở cho bé. Vậy làm thế nào để trị ngạt mũi khó thở cho bé dễ chịu hơn. Bố mẹ nên nắm rõ những tuyệt chiêu dưới đây để giúp bé khi cần thiết nhé.

Những điều cần làm ngay khi bé bị nghẹt mũi khó thở

Nghẹt mũi khó thở gây ra tình trạng khô cổ họng ở trẻ. Đây là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh tai mũi họng khác. Để giúp bé giảm triệu chứng nghẹt mũi khó thở bố mẹ có thể áp dụng 9 tuyệt chiêu dưới đây:

1.Vệ sinh mũi để làm thông thoáng đường thở

rửa mũi cho bé để làm thông đường thở.jpg

Dùng máy hút chất dịch hoặc rửa mũi bằng nước vệ sinh chuyên biệt là cách làm an toàn để trị chứng nghẹt mũi khó thở cho bé. Các bé còn nhỏ tuổi nên chưa thể tự mình hỉ mũi nên bố mẹ phải giúp con  mình làm công việc này. Chú ý làm cẩn thận để không gây bất cứ tổn thương gì cho trẻ. Chi tiết các bước rửa mũi cho bé các bạn có thể tham khảo tại đây: Chuyên gia hướng dẫn các bước rửa mũi đúng cách cho trẻ 

Việc rửa mũi chỉ giúp bé giảm bớt triệu chứng không có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh; bố mẹ nên chú ý điều này. Nếu sau khi rửa mũi vài ngày mà tình trạng nghẹt mũi khó thở vẫn tái diễn thì nên đưa bé đi bệnh viện.

2.Cho bé uống Siro

Một số loại Siro được sản xuất dành cho bé có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi sổ mũi. Vì thế, mẹ có thể tìm mua các loại Siro này cho bé uống vào những lúc cần thiết. Nên sử dụng sau bữa ăn là tốt nhất với liều lượng 3-8ml x 3 lần/ngày. Bạn có thể vừa cho bé uống Siro vừa rửa mũi để bé luôn cảm thấy dễ chịu.

3.Cho trẻ uống nhiều nước ấm

Nước có khả năng làm loãng chất dịch nhầy, chống mất nước cho cơ thể để tăng khả năng chống chọi với bệnh tật. Hãy cho bé uống càng nhiều nước ấm càng tốt để khai thông đường thở giúp bé. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể của bé khỏe mạnh hơn.

4.Cho trẻ ăn cháo gà hoặc súp gà

món súp gà thơm ngon bổ dưỡng giúp bé giảm nghẹt mũi.jpg

Món cháo gà hay súp gà là bài thuốc dân gian được ông bà ta sử dụng từ lâu nay rất hiệu nghiệm mỗi khi có dấu hiệu chảy nước mũi khó thở. Với các trẻ còn nhỏ, mẹ lưu ý khi nấu món ăn này cần nấu thật lỏng để con có thể hấp thu được chất dinh dưỡng nhiều nhất có thể. Nên bổ sung các loại củ trong cháo để bé ăn không bị chán và kích thích bé ăn nhiều hơn.

5.Uống nước chanh pha mật ong

Loại nước này rất bổ dưỡng cho những người mắc bệnh tai mũi họng. Nước chanh pha mật ong sẽ làm tan chảy dịch nhầy trong mũi giúp bạn dễ thở hơn. Do đó, mẹ hãy pha cho bé 1 ly nhỏ nước chanh mật ong để giảm triệu chứng chảy nước mũi khó thở. Cách làm này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

6.Massage mũi

massage mũi giúp bé dễ chịu hơn.jpg

Massage mũi sẽ làm nóng mũi chất dịch trong mũi sẽ loãng ra giúp giảm nghẹt mũi, khó thở hiệu quả. Bố mẹ hãy dùng ngón tay trỏ vuốt nhẹ nhàng hai bên sống mũi của bé cho đến đi mũi nóng lên là được. Nhờ đó mà cảm giác nghẹt mũi mới thuyên giảm được. Mỗi ngày nên thực hiện tối đa 5 lần là được vì mũi bé cũng còn non không nên xoa quá nhiều lần.

7.Làm nóng lòng bân chân

Lòng bàn chân với mũi nghe thì chẳng thấy liên quan gì nhưng nó có thê hỗ trợ nhau rất tốt. Đặc biệt là khi mũi có triệu chứng ngạt, khó thở, sụt sịt. Bạn dùng dầu nóng (có thể là dầu bạc hà, khuynh diệp, tràm, ..) đem bôi vào gan bàn chân bé và tiến hành xoa bóp. Các triệu chứng trên sẽ giảm đi nhanh chóng sau 15 phút thực hiện. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ có thể dán một miếng cao dán nhỏ vào lòng bàn chân để phòng ngừa nửa đêm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở xuất hiện. Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và mẹ.

8.Chườm khăn ấm lên tai

Ban ngày khi bé có dấu hiệu chảy nước mũi kèm khó thở thì mẹ dùng khăn mặt nhúng nước ấm và đặt lên tai bé. Vì tai mũi họng là những bộ phận thông với nhau. Ở tai có những dây thần kinh giúp điều tiết lưu thông máu ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao từ hơi ấm của khăn sẽ khiến huyết quản giãn ra giúp lỗ mũi thông thoáng hơn. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút là tốt nhất.

9.Vui chơi với trẻ để tạo tinh thần tốt cho trẻ

Bố mẹ hãy thường xuyên có những cử chỉ thân mật, đáng yêu đối với trẻ vì lúc này trẻ rất cần các bạn. Không nên la mắng hay có thái độ dọa nạt khiến tâm lý của trẻ không tốt. Hãy tạo một bầu không khí thoải mái nhất trong gia đình để giảm tiêu cực của bệnh tật lên người bé.

Nghẹt mũi khó thở sẽ khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng. Vì thế, bố mẹ hãy nắm rõ 9 tuyệt chiêu trên đây để giúp bé ngủ ngon hơn nhé. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thêm:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bé bị chảy nước mũi khó thở phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn