Dịch nhầy mũi có lẫn máu tươi có nguy hiểm không?

Bạn nên cẩn trọng khi dịch mũi có kèm theo máu tươi. Vì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Tốt nhất, bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng ngay lập tức và tìm phương án chữa trị sớm càng tốt.

Dịch mũi kèm máu tươi nguy hiểm không?

Chảy dịch nhầy mũi là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh về mũi và xoang như viêm mũi, viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi, … Dịch mũi này chảy ra ngoài thường loãng, trong và không có mùi hôi. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn xấu hơn sẽ dẫn đến sự biến đổi tính chất, màu sắc nước mũi. Đây là dấu hiệu cảnh báo quan trọng các vấn đề về bệnh lý nói riêng và sức khỏe nói chung.

cẩn trọng khi nước mũi có kèm theo máu tươi.jpg

Bạn đọc giấu tên gửi câu hỏi về trang chuaviemxoangmui.net thắc mắc như sau: Đã hơn 3 ngày nay, tôi bị chảy nước mũi có kèm theo máu. Hiện tại, tôi đang bị bệnh viêm xoang mũi. Không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh viêm xoang mũi nặng hơn không. Bởi lúc trước, tôi có bị chảy nước mũi nhưng mà là nước mũi trong. Tôi khá quan ngại về tình hình bệnh của mình, mong chuyên gia tư vấn trả lời giúp tôi.

Theo chuyên gia Tai – Mũi – Họng Lê Quang Định trường hợp trên của người bệnh khá là nguy hiểm. Trong dịch nhầy mũi kèm theo máu tươi có nghĩa là các mạch máu của vùng xoang mũi đã có dấu hiệu bị tổn thương. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang mũi tái phát. Ngoài ra, còn có thể là một số căn bệnh khác. Để xử lý người bệnh cần vệ sinh mũi sạch sẽ; dùng thuốc kháng sinh đủ liều để diệt vi khuẩn gây bệnh. Cần vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, đặc biệt là phòng ngủ của mình. Nếu không khí trong phòng quá khô thì nên mua máy tạo ẩm gắn trong phòng. Bạn nên thực hiện xông mũi bằng nước nóng, uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy. Đây chỉ là những cách bạn nên thực hiện thêm ở nhà, trong trường hợp này bạn nên đi đến khám trực tiếp tại bệnh viện sẽ được chẩn đoán chính xác hơn.

Như vậy, có thể khẳng định dịch mũi có máu tươi có nguy hiểm. Trong trường hợp, chảy nước mũi mà máu ra nhiều thì nên đến bệnh viện ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp khác, chảy nước mũi có kèm máu nhưng lượng ít ở những ngày đầu nhưng càng về sau thì máu nhiều hơn thì cũng nên sắp xếp đến bệnh viện để được kiểm tra.

Tại sao dịch mũi có thể kèm theo máu tươi?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bác sĩ Võ Trọng Phúc (Bệnh viện Tai – Mũi Họng TP.HCM) giải thích như sau: Khi bị nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên người bệnh có xu hướng sử dụng các loại thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi để điều trị. Trong các loại thuốc này có chứa thành phần co mạch máu mũi, thành phần kháng sinh hoặc corticoid. Nếu sử dụng dài ngày các thành phần này sẽ gây ra tình trạng sung huyết mũi (chảy máu mũi). Người bệnh hầu như không biết tác dụng phụ nguy hiểm này của thuốc xịt mũi nên cứ dùng vô tư. Các loại thuốc xịt mũi được khuyến cáo là dùng dưới 7 ngày và mỗi ngày không quá 2 lần.

lạm dụng thuốc nhỏ mũi có thể gây chảy máu mũi.jpg

Một nguyên nhân khác có thể khiến mũi chảy máu đó là xì mũi quá mạnh. Việc xì mũi quá mạnh trong quá trình vệ sinh mũi khiến áp suất khí quá lớn trong hốc xoang làm tổn thương hệ thống niêm mạc gây nên tình trạng chảy máu mũi kèm dịch nhầy xoang. Nguy hiểm hơn khi lỗ thông xoang bị tắc, áp suất khí trong xoang khi xì mũi mạnh sẽ bị đẩy qua tai gây nên bệnh viêm tai giữa. Bác sĩ Phúc thông tin thêm.

Hai nguyên nhân này là chủ yếu gây nên tình trạng dịch nhầy có kèm theo máu tươi cho người bệnh. Tuy nhiên, không loại trừ các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra hiện tượng trên.

Bác sĩ Phúc cũng cho người bệnh lời khuyên rằng: Khi mũi có dấu hiệu nghẹt, chảy nước mũi thì cần dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% vệ sinh mũi trước. Sau đó, nếu muốn sử dụng thuốc xịt mũi thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để chọn loại thuốc phù hợp. Chúng ta cũng không thể phủ nhận ưu điểm của các loại thuốc xịt mũi được. “Sau khi xịt xong những bệnh nhân đang bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó chịu sẽ được thông thở rất nhanh”. Nhưng nó chỉ hiệu quả thật sự khi dùng đúng cách và liều lượng cho phép.

Việc vệ sinh mũi cần thực hiện đúng thao tác, hỉ mũi nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng niêm mạc mũi. Nên hạn chế ngoáy mũi để không gây tổn thương cho niêm mạc xoang.

Thông tin cần thiết cho bạn:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Dịch nhầy mũi có lẫn máu tươi có nguy hiểm không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn