Cần biết rõ về viêm mũi dị ứng và hen suyễn để tránh nhầm lẫn
Căn bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng đều là những bệnh thuộc Tai Mũi Họng. Vì vậy, chúng có mối liên quan mật thiết với nhau. Theo các bác sĩ về Tai Mũi Họng, người bị viêm mũi dị ứng có 30% biểu hiện hen suyễn và 80% người bị hen suyễn có biểu hiện của viêm mũi dị ứng. Vậy với sự giống nhau đến như vậy thì làm sao biết được đâu là bệnh hen suyễn đâu là bệnh viêm mũi dị ứng. Các bạn hãy dựa theo những thông tin sau đây để phân biệt hai căn bệnh này nhé.
Làm rõ mối quan hệ giữa viêm mũi dị ứng và hen suyễn
Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: Viêm mũi dị ứng là yếu tố gây ra bệnh hen suyễn. Gần 27% các cơn hen suyễn ở trẻ em là do viêm mũi dị ứng gây ra. Ở người bình thường thì nguy cơ bị hen suyễn thấp hơn 3 lần số người có biểu hiện viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bị hen suyễn. Do đó, việc điều trị của những bệnh nhân có hai căn bệnh này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Một con số thống kê ở bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cũng đã chỉ ra có khoảng 80% bệnh nhân bị hen suyễn có kèm theo viêm mũi dị ứng. Và 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có kèm theo hen suyễn.
Người ta cũng đã nghiên cứu về hướng điều trị của viêm mũi dị ứng và cho biết: Nếu điều trị tốt viêm mũi dị ứng thì sẽ giảm được bệnh hen suyễn. Ví dụ như nếu làm giảm được nghẹt mũi vào ban đêm thì nguy cơ hen suyễn tái phát là không có. Sử dụng thuốc glucocorticoid chữa viêm mũi dị ứng có tác dụng tương tự khi dùng trong điều trị hen suyễn. Bởi cả hai bệnh này đều có tác dụng với thuốc glucocorticoid.
Những bằng chứng trên có thể thấy được mối quan hệ giữa hen suyễn và viêm mũi dị ứng là rất gần gũi. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt hai căn bệnh này một cách chính xác để không bị nhầm lẫn bạn nhé.
Cách phân biệt hen suyễn và viêm mũi dị ứng
Bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt hai căn bệnh này nhé:
1.Thời gian xảy ra bệnh
Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng thời gian phát bệnh thường là khi gặp trực tiếp tác nhân gây dị ứng. Đó có thể là dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, hóa chất độc hại; gặp phải thời tiết lạnh vào sáng sớm hoặc từ phòng có điều hòa, …
Ở bệnh hen suyễn thì hoàn toàn lại khác. Nó sẽ bị vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Những triệu chứng ho kéo dài và cảm giác khó thở khiến người bệnh tỉnh giấc giữa chừng gây mất ngủ và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân được xác định là do sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khiến niêm mạc phế quản bị phù nề kích ứng.
2.Triệu chứng của bệnh
Hen suyễn và viêm mũi dị ứng đều có quá trình viêm giống nhau và xảy ra trên cùng vùng niêm mạc tương tự. Viêm mũi dị ứng có thể tác động lên bệnh hen suyễn và ngược lại. Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở vùng niêm mạc mũi trên nơi có nhiều mạch máu dẫn đến sự co giãn mạch máu gây nghẹt mũi. Với hen suyễn thì nó xảy ra ở vùng niêm mạc dưới nơi có sự hiện diện của cơ trơn dẫn tới sự co thắt phế quản trong phổi. Vì vậy, triệu chứng của hai bệnh này sẽ khác nhau:
Một số dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi trong và loãng; liên tục hắt hơi từng tràng dài; nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt. Các triệu chứng này chỉ xuất hiện khoảng một giờ sau khi gặp dị nguyên gây dị ứng. nếu viêm mũi dị ứng kéo dài có thể khiến bạn phải thở bằng miệng hoặc mắc bệnh viêm xoang. Ở một số người có thể xuất hiện rối loạn hành vi như mất ngủ, tiểu dầm, mộng du, ngủ gật ban ngày, giảm trí nhớ.
Còn biểu hiện của bệnh hen suyễn đó là ho, thở khò khè và khó thở tạo tiếng rít có thể nghe bằng tai thường. Ho thường xuất hiện về đêm hoặc sau khi vận động mạnh. Cơn ho có thể kéo dài 5 – 10 phút hoặc lâu hơn. Các thời gian khác trong ngày thì ho ít hơn, khạc đờm ở cổ họng nhiều lần; quan sát thì dịch có màu vàng hoặc hơi xanh. Bệnh nhân hen suyễn cũng có dấu hiệu ngứa mũi, ngạt mũi kèm theo tình trạng nặng ngực, chán ăn.
Bệnh viêm mũi dị ứng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hen suyễn và ngược lại. Vì thế, khi mắc một trong hai bệnh này thì nên điều trị dứt điểm để không bị biến chứng. Nếu mắc cả hai bệnh cùng một lúc thì việc kiểm soát bệnh sẽ trở nên khó khăn. Người bệnh cần được khám tầm soát hen và viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp cần thiết thì có thể chích ngừa cúm và chích ngừa viêm mũi dị ứng.
Trong quá trình điều trị thì nên tránh xa các dị nguyên gây bệnh. Nếu cần dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để chọn được loại thuốc tốt nhất. Khi nghi ngờ mắc bệnh thì nên đi khám tại các cơ sở uy tín để được theo dõi và kiểm soát bệnh.
Thông tin bạn đọc nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!