Nên ăn gì chữa viêm mũi dị ứng nhanh nhất

Một chế độ ăn uống khoa học giúp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng khắc phục nhanh những khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Vậy nên ăn gì chữa viêm mũi dị ứng nhanh nhất? Các bác sĩ chuyên khoa khuyên: Bị viêm mũi dị ứng nên và không nên ăn những thực phẩm sau.

nen-an-gi-chua-viem-mui-di-ung-nhanh-nhat

Nên ăn gì chữa viêm mũi dị ứng nhanh nhất?

Ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tăng cường tập luyện nâng cao sức đề kháng cơ thể thì bạn cũng nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Bởi một số thực phẩm rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cũng không ít thức ăn vô tình khiến bệnh tái phát và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Rất nhiều người thắc mắc về thực phẩm nên và không nên ăn khi gặp phải rắc rối này. Chúng tôi xin điểm qua một vài loại thực phẩm bạn nên bổ sung cũng như loại bỏ nếu mắc viêm mũi dị ứng:

1/ Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Thực phẩm chữa viêm mũi dị ứng nhanh nhất nên dùng là:

Thực phẩm có tính ấm: Trà xanh, trà gừng ấm, nước ấm, súp gà,… giúp đối phó hiệu quả với những khó chịu do các bệnh về đường hô hấp gây ra. Đối với viêm mũi dị ứng cũng vậy, khi dùng chúng tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể nhờ đường hô hấp được thông thoáng sạch sẽ, nước mũi được đẩy hết ra ngoài nhanh.

Uống nhiều nước: Bổ sung nhiều nước giúp loãng dịch đờm nhầy, làm long đờm, niêm mạc mũi lúc này cũng dễ chịu hơn và các hốc xoang trở nên thông thoáng hơn. Bạn nên dùng nước đun sôi để nguội là tốt nhất.

nen-an-gi-chua-viem-mui-di-ung-nhanh-nhat1

Bị viêm mũi dị ứng nên uống nhiều nước

Thức ăn bổ phế âm: Củ từ, gạo nếp, táo tàu, nhãn, đường đỏ,…được chứng minh có khả năng làm thuyên giảm những phiền phức do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra hiệu quả. Đồng thời chúng cũng tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp hạn chế khả năng phát bệnh.

Sữa chua: Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà chúng còn rất hữu hiệu giúp giảm tỷ lệ tái phát bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt là người mẫn cảm với hoa cỏ.

Trái cây: Táo, cam, nho, cà chua là những loại quả được khuyên dùng khi bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, thở khò khè. Bởi chúng dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin C, có khả năng chống viêm, giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Thực phẩm giàu omega 3: Hỗ trợ ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp, giảm nguy cơ dị ứng phát triển. Do đó, bạn nên cân đối bổ sung các thực phẩm như: cá thu, cá mòi, cá hồi,… vào thực đơn hàng ngày.

♦ Chế độ dinh dưỡng chỉ quyết định 50% tỉ lệ thành công trong điều trị bệnh. 50% còn lại phụ thuộc vào thuốc điều trị. Bạn có thể tham khảo → Thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả ↵ Tại đây

2/ Bị viêm mũi dị ứng không nên ăn gì?

Có rất nhiều loại thức ăn có thể khiến bệnh nặng hơn bạn cần hạn chế tối đa hoặc tránh như: đậu phộng; dâu tây; đào; cần tây; dưa hấu; một số loại trái cây và rau quả chứa protein rất giống với những tác nhân có thể gây dị ứng trong phấn hoa; thức ăn tanh, lạnh; uống nước lạnh; rượu bia và các chất kích thích khác,… Điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác thức ăn gây dị ứng và loại bỏ.

nen-an-gi-chua-viem-mui-di-ung-nhanh-nhat2

Bị viêm mũi dị ứng nên kiêng rượu bia và các chất kích thích

*Một số món ăn tốt cho bệnh viêm mũi dị ứng:

Món 1:

+ Công dụng: Trừ hàn, khu phong, giảm xuất tiết và làm thông thoáng mũi. Dùng cho người bị chảy nước mũi trong, hắt hơi, nghẹt mũi, triệu chứng tăng khi thời tiết chuyển lạnh.

+ Chuẩn bị: 100g thịt bò, 60g tỏi tươi, 15g rau thơm, 60g gạo tẻ.

+ Thực hiện: Thịt bò đem rửa sạch thái thành miếng, tỏi bóc vỏ và đập giập, rau thơm cắt nhỏ; Lấy gạo tẻ vo sạch rồi nấu cháo; Khi gạo chín thì cho tỏi và thịt bò rồi đun thêm một lúc nữa; Sau đó thêm rau thơm và các gia vị khác cho vừa miệng.

Món 2:

+ Công dụng: Thông mũi, dưỡng phế âm, dùng cho người thường xuyên bị khô mũi, hắt hơi, nghẹt và chảy nước mũi nhiều.

+ Chuẩn bị: 2 con ếch (khoảng 150g), 15g tây dương sâm, 3g ma hoàng, 30g bách bộ.

+ Thực hiện: Ếch làm sạch và bỏ hết nội tạng, tây dương sâm thái nhỏ, ma hoàng và bách bộ đem rửa sạch; Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ khoảng 2 tiếng; Khi chín cho thêm gia vị nêm cho vừa miệng và chia dùng nhiều lần trong ngày.

→: BẠN ĐÃ BIẾT:

CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 17/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *