Các nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch thường gặp
Bệnh viêm mũi vận mạch tuy không được coi là nguy hiểm, thế nhưng các triệu chứng bệnh viêm mũi vận mạch như: hắt hơi liên tục, chảy nước mũi,… không khác gì bệnh viêm mũi dị ứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Các nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch thường gặp bạn cần biết để phòng tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh viêm mũi vận mạch là gì?
Bệnh viêm mũi vận mạch gây ra các triệu chứng như: đỏ mũi, ngứa mắt, ho, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi vào mỗi buổi sáng và tối, nghẹt mũi đổi bên,… khiến nhiều người lầm tưởng đây là triệu chứng bệnh viêm xoang, hay viêm mũi dị ứng. Chỉ khi đi khám mới được chẩn đoán là bệnh viêm mũi vận mạch: tên bệnh dường như ít người biết đến.
Viêm mũi vận mạch được định nghĩa là một chứng bệnh xảy ra ở đường hô hấp gây ra nhiều biểu hiện khó chịu khi gặp phải các tác nhân từ môi trường bên ngoài như: thời tiết, vi khuẩn, nhiễm nấm,… tạo ra phản ứng giữa hệ thần kinh giao cảm với niêm mạch mũi gây kích ứng mũi.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi vận mạch
Bệnh viêm mũi vận mạch có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau, có thể do yếu tố bên ngoài hay bên trong cơ thể. Những yếu tố được xác định là “thủ phạm” gây bệnh viêm mũi vận mạch là:
1/ Yếu tố thời tiết:
Đây được xem là một trong những nguyên do chính gây nên các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi vận mạch. Thời tiết thay đổi thất thường, từ lạnh chuyển sang nóng và ngược lại, khiến cơ thể không kịp thích nghi, các tác nhân gây bệnh cũng có cơ hội sinh sôi mạnh mẽ và dễ dàng tấn công gây bệnh hơn.
Ngoài ra, môi trường nhiều khói bụi, chất độc hại,… nếu không chú ý bảo vệ đường thở cẩn thận thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
2/ Do rối loạn nội tiết:
Phụ nữ đang giai đoạn thai kỳ, hoặc lạm dụng thuốc tránh thai gây mất cân bằng nội tiết tố. Và đây cũng là yếu tố gây bệnh đường hô hấp này.
3/ Do thuốc:
Người trong quá trình chữa bệnh dùng thuốc trị huyết áp cao, thần kinh hoặc chứa cocain,… có thể gây ra các tác dụng phụ, dễ mắc bệnh viêm mũi vận mạch hơn.
4/ Yếu tố tâm lý:
Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng: Người thường xuyên căng thẳng, tinh thần không thoải mái, hay bị stress hoặc vận động thể lực quá sức,… có liên quan chặt chẽ đến việc phát sinh bệnh và khiến bệnh tái phát dễ dàng hơn.
Ngoài những phiền phức mà bệnh gây ra ảnh hưởng đến học tập, công việc, làm suy giảm chất lượng cuộc sống thì chúng còn tiềm ẩn nguy cơ gây các biến chứng như: viêm xoang mũi, viêm họng, viêm tai,… Do đó, ngay khi phát hiện những bất thường nói trên, không nên tự chẩn bệnh và mua thuốc chữa trị mà nên thăm khám để chẩn bệnh chính xác và điều trị viêm mũi vận mạch hiệu quả.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, giữ ấm cơ thể và bảo vệ đường thở cẩn thận,… là những lời khuyên bạn cần thực hiện để phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát hữu hiệu.
CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!