Bệnh viêm xoang ảnh hưởng đến tai như thế nào?

Viêm xoang là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay, có 2 dạng viêm xoang đó là viêm xoang cấp và viêm xoang mạn. Bệnh nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như ảnh hưởng đến mắt, đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, về xương, trong đó có ảnh hưởng đến tai. Vấn đề sẽ được tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Vậy để hiểu rõ bệnh viêm xoang ảnh hưởng đến tai như thế nào? Hãy cùng chuyên mục chuaviemxoangmui.net tìm hiểu ngay qua một số thông tin dưới đây nhé!

1/ Bệnh viêm xoang ảnh hưởng đến tai như thế nào?

Viêm xoang là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Nếu như để lâu bệnh có thể tiến triển từ cấp tính thành mãn tính. Nguyên nhân là do: Thông thường, khi mới mắc bệnh viêm xoang nhiều người dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm bình thường, từ đó không có biện pháp điều trị đúng đắn. Thứ hai là việc điều trị chứa triệt để, khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì dừng lại, không điều trị tiếp. Hoặc sau điều trị không chú ý đến việc bảo vệ cơ thể mà thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí lạnh, khiến cho bệnh tái phát và bị nặng nề hơn. Đặc biệt, viêm xoang nếu như để kéo dài không điều trị sẽ gây biến chứng về tai như: Gây ù tai, khả năng ghe bị giảm dần, viêm tai giữa, chảy mũ lỗ tai, thủng màng nhĩ gây điếc dễ dẫn đến viêm màng não mũ rất nguy hiểm.

benh-viem-xoang-gay-anh-huong-den-tai-nhu-the-nao1

Viêm xoang thường gây ra những cơn nhức đầu dai dẳng, khó chịu. Không những gây biến chứng về tai mà còn nhiều bộ phận khác bị ảnh hưởng như mắt, cổ họng, hô hấp, tiêu hóa. Cụ thể đó là:

– Biến chứng ở mắt: Do cấu tạo xoang nằm ở quanh hốc mắt, vì vậy khi niêm mạc xoang bị viêm thì vi khuẩn từ xoang sẽ lan theo đường mạch máu và tấn công lên mắt gây viêm túi lệ, làm giảm thị lực, áp xe mi mắt. Đồng thời, người bệnh bị đau nhức khó chịu xung quanh hốc mắt, thái dương và bị sưng đỏ ở xung quanh mắt.

– Biến chứng đường hô hấp: Tai – Mũi – Họng thông với nhau nên khi bị viêm xoang sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Bệnh nhân bị hom khạc đờm bị sặc dịch xuống phổi gây viêm phổi, viêm họng mãn tính, viêm phế quản, viêm thanh quản gây mất tiếng.

– Biến chứng hệ thần kinh: Khi bị viêm xoang, vỏ não có thể tiếp xúc với vùng bị tổn thương gây ảnh hưởng đến màng não. Thậm chí là bị áp xe não nếu khu vực bị viêm sưng to.

– Biến chứng hệ tiêu hóa: Viêm xoang gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thường gặp ở những đối tượng nhỏ tuổi như trẻ em. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên tình trạng viêm ruột, đi cầu ra phân lỏng, đau bụng do viêm dạ dày.

– Biến chứng về máu: Niêm mạc xoang bị tổn thương khiến cho vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Biến chứng này thường gặp ở những người bị suy nhược hoặc đang mắc phải các bệnh mạn tính.

→ Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vì vậy, bạn cần phải biết: Bị viêm xoang nên và không nên ăn gì ? ↵ để bệnh nhanh khỏi và không bị tái phát.

2/ Cách điều trị viêm xoang

Như đã nói ở trên, viêm xoang nếu như không được điều trị sớm thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần phải nhanh chóng tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt. Điều trị viêm xoang nhằm diệt virut, chống dị ứng, thông thoát mủ nhày dịch tiết qua lỗ thông xoang. Làm sạch và thông thoáng hốc mũi bằng cách rửa mũi, xì mũi, hút dịch và mủ.

benh-viem-xoang-gay-anh-huong-den-tai-nhu-the-nao2

+ Nhỏ thuốc nhằm sát khuẩn và chống phù nề.

+ Xông hơi nước nóng với tinh dầu.

+ Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau và hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng như các loại vitamin.

+ Nếu bệnh nặng cần phải cắt bỏ khối u hoặc polip mũi.

+ Ngoài ra, để bệnh nhanh khỏi cần phải đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, chất độc hại khi ra ngoài.

+ Điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.

 ➡ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ngày Cập nhật 20/09/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *