Xông lá gì trị viêm xoang hiệu quả nhất?

Chào chuyên mục! Cho em hỏi, xông lá gì trị viêm xoang hiệu quả nhất? Em bị viêm xoang cả năm nay uống thuốc gì cũng không khỏi. Nghe mọi người bảo uống thuốc nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nên tìm đến một số phương pháp dân gian như xông lá cây hoặc sử dụng các loại lá thiên nhiên để chữa chữa bệnh rất hiệu quả mà còn an toàn không gây ra tác dụng phụ. Nhưng em không biết nên xông lá gì trị viêm xoang hiệu quả nhất. Vì vậy, mong chuyên mục có thể tư vấn giùm em câu hỏi này càng sớm càng tốt! Cám ơn chuyên mục!

(Anh Thư – Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh)

1/ Xông lá gì trị viêm xoang hiệu quả nhất?

Chào bạn Anh Thư! Với môi trường và khí hậu bị ô nhiễm hiện nay thì tỉ lệ người mắc bệnh viêm xoang ngày càng cao. Với trường hợp của bạn có thể áp dụng một số bài thuốc tự nhiên chữa bệnh bằng cách xông, hít hơi với một số loại lá cây như:

a. Xông lá trà xanh

xong-la-gi-tri-viem-xoang-hieu-qua-nhat1

Bạn cũng có thể dùng lá trà xanh để xông mũi, chỉ cần pha một cốc trà bỏ thêm một chút muối. Bưng cốc trà lên, bịt một bên mũi rồi hít một hơi thật sâu vào mũi bên kia, thực hiện như vậy 3-4 lần / mỗi bên mũi. Tương tự với cánh mũi còn lại. Mỗi ngày thực hiện hai lần sáng – tối, kiên trì trong vài ngày bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và bớt bị nghẹt mũi do viêm xoang gây ra.

b. Cây giao chữa bệnh viêm xoang

Cây giao hay còn có tên gọi khác là cây càng cua, cây xương cá, cây quỳnh giao. Chúng thường hay mọc hoang ở các vùng quê và rất quen thuộc với mọi người. Cây giao có tính mát, vị cay, có độc ít, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giải độc hiệu quả. Vì vậy, mà chúng được áp dụng để chữa bệnh viêm xoang hiệu quả.

xong-la-gi-tri-viem-xoang-hieu-qua-nhat2

Cách xông lá cây giao chữa viêm xoang như sau:

Cắt khoảng 20 đốt cây giao đem nấu với nước sôi trong ấm, nấu sôi trong khoảng 5 phút với lửa lớn sau đó vặn nhỏ lửa lại. Có thể dùng một tấm lịch hoặc một tờ giấy hơi cứng quấn thành ống tròn nhỏ nối với vòi ấm rồi hít vào từng mũi. Lưu ý không nên để hơi nước quá nóng vì có thể khiến bạn bị bỏng. Thực hiện xông trong khoảng 20 phút, khi nước nguội có thể đun sôi và xông lại. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sáng tối. Thực hiện trong vòng vài ngày bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm hẳn.

c. Xông mũi bằng lá trầu không

xong-la-gi-tri-viem-xoang-hieu-qua-nhat3

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cao nên được nhiều người áp dụng để chữa bệnh viêm xoang. Chỉ cần lấy một vài lá trầu không rửa sạch bụi bẩn, vò nát và bỏ vào nồi nước sôi. Sau đó tắt bếp, bỏ xuống và dùng một chiếc khăn trùm lên đầu để giữ hơi rồi xông mũi trong khoảng 5-7 phút. Lưu ý bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn để lau mũi vì khi xông hơi mũi sẽ thường xuyên chảy ra.

d. Xông lá bạc hà

Tương tự như những cách làm trên, bạn chỉ cần lấy một nắm nhỏ lá bạc hà rửa sạch, vò nát rồi nấu sôi với nước. Tắt bếp, bỏ xuống và dùng xông mũi khoảng 5 phút. Lưu ý không nên để nước quá nóng hơi nước bay lên có thể khiến bạn bị bỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một ít giọt tinh dầu bạc hà nhỏ vào nước sôi rồi xông mũi. Thực hiện trong vài ngày, mỗi ngày 2 lần bạn sẽ thấy bệnh xoang thuyên giảm bất ngờ.

xong-la-gi-tri-viem-xoang-hieu-qua-nhat4

⇒ Lưu ý: Khi sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để xông mũi mọi người nên lưu ý rửa sạch bụi bẩn để tránh hít phải bụi bẩn khiến bệnh nặng hơn. Đồng thời, trong quá trình đun sôi nước không nên đun quá kĩ vì nếu đun kĩ sẽ làm bay hết tinh dầu của lá thuốc.

2/ Xông hơi chữa viêm xoang cần lưu ý

Xông mũi bằng thảo dược để chữa viêm xoang là một phương pháp an toàn và không ra tác dụng phụ. Vì vậy, được rất nhiều người áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp không nên áp dụng cách làm này, cụ thể như:

xong-la-gi-tri-viem-xoang-hieu-qua-nhat5

+ Đối với những người mắc một số bệnh như bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, thể trạng yếu, người cao tuổi, trẻ em tuyệt đối không được áp dụng phương pháp này.

+ Đặc biệt, đối với người vừa uống rượu bia không được xông hơi vì trong trường hợp nặng nhất có thể tử vong rất nguy hiểm.

+ Trước khi xông cần kiểm tra huyết áp và nhịp tim, điều chỉnh nhiệt độ và thời gian xông để phù hợp với thể trạng từng người.

+ Chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 7-8 độ, không được xông quá 30 phút.

+ Trong quá trình nếu cảm thấy tức ngực, khó thở, bủn rủn tay chân, choáng váng thì nên dừng lại và đi gặp bác sĩ ngay.

→ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ngày Cập nhật 16/09/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *