Bệnh viêm xoang sàng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm xoang sàng là hiện tượng khá phổ biến trong các loại viêm xoang. Khi bị viêm xoang sàng thường có một số triệu chứng như đau nhức đầu kéo dài. Đau âm ỉ ở vùng phía sau gáy hay vùng đỉnh và vùng chẩm, thường chảy dịch mủ đặc hay nhầy có mùi hôi dính ở họng và ho kéo dài. Viêm xoang sàng là hiện tượng viêm nhiễm các xoang cạnh mũi và mắt. Vậy bệnh viêm xoang sàng nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng chuaviemxoangmui.net tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây nhé!

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao1

Có thể nhận biết viêm xoang sàng qua những dấu hiệu sau

Bệnh viêm xoang sàng dù rất khó nhận biết nhưng nếu chú ý thì bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau để xác định xem mình có bị viêm xoang sàng hay không:

-Đau đầu, nhức đầu kéo dài, âm ỉ ở vùng sau gáy hay vùng đỉnh và chẩm

-Chảy dịch mủ nhày đặc hôi dính ở vòm họng, ho kéo dài: người bị viêm xoang sàng mủ sẽ không chảy ra ngoài mà chảy xuống họng. Nên người bệnh sẽ thấy ngứa rát ở họng. Các hạt lypho thành sau họng sẽ bị viêm nề rất dễ nhầm với viêm họng hạt.

-Trẻ em bị viêm xoang sàng sau: có triệu chứng điển hình là xuất hiện các cơn ho kéo dài về đêm, khò khè, khó thở.

-Người cao tuổi: viêm xoang sàng sau có thể gây ra viêm khí quản mãn tính, để lâu sẽ thành viêm giãn phế quản. Vì thế thường bị ho mạnh kéo dài về đêm, khạc nhiều đờm thường xuyên.

Viêm xoang sàng có nguy hiểm không?

Như chúng ta đã biết xoang là những hốc nằm trong xương sọ và được chia thành 2 nhóm chính là nhóm xoang trước bao gồm xoang hàm, xoang trán. Nhóm xoang sau bao gồm xoang bướm  và xoang sàng sau). Bất cứ xoang nào cũng có thể bị viêm do  các yếu tố thời tiết, sức đề kháng, điều kiện ăn ở vệ sinh, trong đó bao gồm cả bệnh xoang sàng.

Bệnh viêm xoang sàng là một chứng bệnh khá biến. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách bệnh viêm xoang sàng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Gây hệ lụy cho mắt

Do vị trí, cũng như cấu trúc mắt nằm ở rất gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Khi bệnh nhân có những triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, rất dễ gây nên sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao2

Ngoài ra, cũng có thể bị áp xe mí mắt làm cho mắt có thể sưng to, nóng, đỏ và đau. Viêm túi lệ gây sốt và đau nhức rất nhiều, viêm tấy ổ mắt làm đau nhói trong ổ mắt. Đau xuyên lên đầu, mắt sưng to lồi và không thể di chuyển được. Thậm chí mắt của bệnh nhân có thể sưng và lan lên cả vùng thái dương, viêm dây thần kinh thị giác làm giảm thị lức của người bệnh đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn.

Biến chứng về đường hô hấp

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp. Vì vậy khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thông hô hấp ở phía sau. Hiện tượng nghẹt mũi, tắc mũi, tắc một bên mũi hoặc là cả 2 bên mũi làm cho người bệnh phải thở bằng miệng. Không khí không đi qua mũi nên không thể được làm ấm, làm sạch.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao3

Đồng thời do chảy dịch nước mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng hoặc do không biết cách xì mũi đặc biệt là ở trẻ em. Mà thường khịt mũi, hít mũi mủ xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng. Khi có các triệu chứng như giọng nói khan, người nhanh mệt mỏi, mất tiếng lạc tiếng, ho có đờm. Người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các bệnh ở phía dưới đường hô hấp.

Biến chứng viêm tắc tĩnh mạch

Nguyên nhân có thể do viêm xoang bướm hay viêm tấy ổ ắt gây ra, các triệu chứng bệnh xuất hiện ồ ạt như sốt cao, rét run kéo theo các cơn nhức đầu, nhãn cầu lồi…Bệnh thường lan ra hai mắt rất nhanh và có tỉ lệ gây tử vong rất cao.

Cách xử lý nhanh nhất khi bị viêm xoang sàng

Khi bị viêm xoang sàng ngoài việc cần phải đến bệnh viện để khám và chữa bệnh kịp thời. Bạn nên thực hiện những điều sau:

Xông mũi

Xông mũi là cách làm đơn giản nhưng có tác dụng giúp cho mũi thoáng khí, dễ thở và sạch sẽ hơn. Hãy chuẩn bị một tô nước nóng đang bốc hơi để xông mũi. Bạn nên lấy 1 chiếc khăn tắm trùm lên đầu để hơi nước nóng được hít vào mũi nhiều nhất. Việc này bạn nên thực hiện mỗi ngày 1-2 lần và đều đặn hàng ngày.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao4

Nếu có điều kiện bạn có thể cho thêm một số loại tinh dầu thảo dược như bạc hà, xả, ngải cứu, vào nước xông cho dễ chịu hơn. Các tinh chất từ thảo dược cũng sẽ giúp xoa dịu các cơn đau của bạn, có tác dụng tốt trong việc trị bệnh viêm xoang sàng.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là việc sát khuẩn, khử trùng vết thương. Nó mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng lưu ý đây không phải là thuốc chữa bệnh. Nước muối sinh lý có thể được dùng một cách an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao5

Bạn có thể tự pha hoặc mua nước muối sinh lý 9/1000 về để rửa mũi. Hoặc cũng có thể pha nước muối sạch để rửa hàng ngày. Việc rửa mũi bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể dùng một cái xi lanh sau khi đã bỏ kim. Để bơm nước muối sinh lý vào từng bên mũi, rổi hỷ ra ở phía bên kia. Tiến hành 1-2 lần mỗi bên và lần lượt từng bên mũi.

Hỉ mũi đúng cách

Theo Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Phấn, xì mũi đúng cách sẽ giúp cho người bệnh đẩy được một phần dịch mủ của xoang ra khỏi mũi xoang. Bạn nên xì mũi khi hai hốc mũi thực sự thông thoáng, khi xì mũi chỉ được bịt từng bên lỗ mũi một. Không được bịt cả 2 bên, lỗ mũi còn lại phải thông thoáng cho không khí chạy ra.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao6

Cách làm như sau: Chỉ bịt một lỗ mũi, một bên để thoáng. Hơi cúi đầu, ngậm mồm, thở mạnh ra. Đổi bên và làm lại như vậy, mỗi bên làm 2-3 lần cho sạch. Khi trẻ bị ngạt mũi phải nhỏ thuốc co mạch trước, một thời gian ngắn sau đó mới thực hiện xì mũi. Nếu không sẽ gây phản tác dụng như đã nêu. Ngoài ra, xì mũi quá mạnh còn có thể gây chảy máu mũi.

Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi

Khi bị viêm xoang sàng mà bị nghẹt mũi kèm sổ mũi, người bệnh có thể dùng thuốc nhỏ mũi có chứa dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh như naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05%), oxymetazolin, xylometazolin. Làm cho co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi. Khiến nước mũi hết chảy giàn giụa.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao7

Tuy nhiên, loại thuốc nhỏ mũi loại này không nên dùng cho những người bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp. Phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng, chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng bừa bãi. Tránh dùng thuốc tràn làn vì dễ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm xoang sàng của bạn.

Tăng độ ẩm cho không khí trong phòng

Nếu không khí quá khô thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp cũng như làm cho bệnh viêm xoang sàng hai bên ngày càng nặng hơn. Vì vậy, bạn nên sắm một máy tạo hơi ẩm để giúp cho không khí có độ ẩm ổn định, giúp cho việc hô hấp được tốt hơn.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao8

Bạn cũng có thể dùng một bình xịt làm ướt các rèm treo cửa sổ. Mở cửa sổ để không khí bên ngoài làm bốc hơi nước trên rèm. Tạo một bầu không khí ẩm hiệu quả. Bạn cũng có thể giặt rèm thường xuyên để giữ vệ sinh. Sau khi vắt rèm trong máy giặt còn hơi ẩm thì bạn treo rèm lên như một cách tạo hơi ẩm cho phòng.

Tập thể dục đều đặn hàng ngày

Bạn nên tập thể dục đều đặn hàng ngày vào lúc sáng sớm và buổi tối vì những thời điểm này không khí trong lành hơn. Việc tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể được thoải mái hơn, đỡ nặng đầu hay nghẹt mũi. Chú ý là bạn chỉ nên đi bộ và tập các bài tập nhẹ chứ không nên vận động mạnh.

benh-viem-xoang-sang-nguy-hiem-nhu-the-nao9

Theo các chuyên gia, 20 phút tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể nâng cao kỹ năng hoạch định. Sắp xếp cũng như phối hợp giữa suy nghĩ và hành động của con người. Mức độ tập trung kéo dài nhiều nhất là 1 tiếng. Vì vậy hãy lên lịch tập trước giờ họp hoặc bất cứ khi nào sẵn sàng.

Chế độ ăn uống cân đối, hợp lý

Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Tăng khả năng chống chịu với bệnh tật. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý ăn thêm một số thực phẩm tốt cho bệnh viêm xoang sàng sau hai bên như: tỏi, củ cái trắng, cải canh hay ớt cay.

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bệnh viêm xoang sàng nguy hiểm như thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn