Các mức độ phát triển của bệnh Polyp mũi

Polyp mũi là một dạng khôi u lành tính ở mũi, hình thành do sự thoái hóa niêm mạc. Thường gặp trong các bệnh viêm xoang mạn tính. Tuy là khối u lành tính nhưng khi Polyp mũi phát triển to ở cả 2 bên mũi có thể kéo theo những tổn thương nguy hiểm, như: Viêm phế quả, viêm khí quản, tăc nghẽn hô hấp dưới, hen suyễn,…. Do đó, việc phát hiện polyp mũi càng sớm thì việc điều trị sẽ càng có lợi. Dưới đây là các mức độ phát triển của bệnh Polyp mũi bạn có thể tìm hiểu để biết mình đang ở giai đoạn nào, đồng thời tìm ra cách điều trị thích hợp nhất.

1. Tìm hiểu rõ hơn về polyp mũi là gì?

Cac-muc-do-phat-trien-cua-benh-polyp-mui-2

 Polyp mũi là một dạng du lành tính, hình thành do sự thoái hóa niêm mạc. Thường gặp do các bệnh viêm xoang mạn tính như: Viêm xoang mủ mạn tính, dị ứng mũi xoang, phổ biến ở xoang hàm, hốc mũi và khoang sàng. Nhất là khe giữa – vùng thông xoan mũi. Polyp mũi có dạng khối mềm, mọng, có màu hồng nhạt và mọc một hoặc hiều khối dạng chùm ở trên lớp niêm mạc khe giữa hoặc niêm mạc xoang do dịch nhầy tiết tụ.

Xem thêm:

2. Các mức độ phát triển của bệnh Polyp mũi và triệu chứng.

Thông thường thì các khối polyp mũi phát triển âm thầm, chậm chạp và ít xuất hiện các triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, khối polyp này to lên sẽ gây hẹp hốc mũi, làm nghẹt mũi, tắc mũi và ứ đọng dịch trong xoang. Làm cản trở lưu thông và gây đau nhức vùng xoang. Thậm chí trong những trường hợp nặng, khối polyp mũi còn gây bít cả hai bên hốc mũi, khiến cho người bệnh bị mất khứu giác và làm ảnh hưởng đến giọng nói.

Nói về các mức độ phát triển của bệnh Polyp mũi, các chuyên gia tai – mũi -họng chia quá trình phát triển của polyp mũi thành 4 mức độ như sau:

Cac-muc-do-phat-trien-cua-benh-polyp-mui-4

1. Mức độ I:

Ở mức độ này, khối Polyp còn nhỏ, nằm gọn trong vùng khe giữa nên không có triệu chứng đặc biệt. Chỉ có thể phát hiện bằng nội soi mũi.

2. Mức độ II

Khối Polyp phát triển lớn hơn, chiếm hết khe giữa. Lúc này chỉ cần khám mũi bằng đèn clar là sẽ phát hiện ra

3. Mức độ III

Khối polyp to lên là lấp hết hốc mũi, làm cản trở đến việc hô hấp và ngửi mùi hương. Lúc này không cần khám, chỉ cần đứng trước gương, dùng ngón tay nâng lên đỉnh mũi rồi soi trong gương là người bệnh có thể tự phát hiện một cách dễ dàng.

4. Mức độ IV

Khối polyp ở giai đoạn này phát triển quá lớn, khiến hốc mũi bị lấp kín mít, thậm chí còn ló ra ngoài cửa mũi và có thể thấy rõ ràng. Lúc này khối Polyp chuyển màu hơi đục và chắc, dễ bị nhầm lẫn với cục thịt dư.

Lưu ý: Vì là khối u lành nên polyp mũi không tự bị sần loét hay chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt polyp mũi với các loại u khác ở mũi nếu có. Tuy khối Polyp ngày càng to ra thành nhiều khối nhưng sẽ không tự phá hủy thành xương các xoang, thành hốc mũi để lấn vào các tổ chức lân cận, làm biến đổi hình dạng của mặt, trừ trường hợp bệnh polypose, woakes ( polyp ở cả hai xoang sàng và làm gốc mũi phồng và bè ra).

Biến chứng: Polyp phát triển to ở cả hai bên có thể kéo theo các tổn thương khác như: Viêm phế quản, viêm khí quản, gây ho kéo dài hoặc viêm giãn phế quản gây ho nhiều và có đờm mủ. Làm tắc nghẽn đường hô hấp dưới, nghiêm trọng hơn là gây bệnh hen suyễn hoặc làm tình trạng hen suyễn ngày một nặng thêm.

Điều trị: Việc điều trị bệnh polyp mũi có thể dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, histamine hoặc phẫu thuật polyp mũi ( mức độ II trở lên). Tuy nhiên, việc phẫu thuật polyp mũi cần được kết hợp điều trị song song với các vấn đề viêm xoang, dị ứng mũi xoang thì mới có hiệu quả. Vì đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra Polyp mũi.

Trên đây là các mức độ phát triển của bệnh Polyp mũi và những thông tin hữu ích cần biết khác về căn bệnh này

Ngày Cập nhật 26/04/2017

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *