Lạm dụng thuốc xịt mũi có thể gây co mạch máu

Thuốc xịt mũi sẽ giúp bệnh nhân bị viêm mũi viêm xoang thoát khỏi những triệu chứng khó chịu chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, gần đây có thông tin cho rằng lạm dụng thuốc xịt mũi có thể gây co mạch máu. Thông tin này đang được nhiều người bệnh quan tâm dù chưa biết thực hư thế nào. Để làm rõ thông tin này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Tấn Quang (công tác tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) về vấn đề này mời các bạn cùng theo dõi.

Lạm dụng thuốc xịt mũi có thể gây co mạch máu

Ban biên tập: Thuốc xịt mũi được nhiều người chọn để chữa trị khi mắc các bệnh về đường hô hấp. Bác sĩ nghĩ gì về sự lựa chọn này.

Bác sĩ trả lời: Thuốc xịt mũi chỉ là một trong hàng loạt cách điều trị khác như: dùng thuốc tây, thuốc đông y hoặc là cách làm dân gian. Sở dĩ thuốc xịt mũi được nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi của nó. Đó là nhỏ gọn, chỉ cần xịt vào mũi là xong tiết kiệm được nhiều thời gian; không phải mất công uống thuốc hoặc sắc thuốc, lại có thể mang đi xa được khi cần thiết. Tôi nghĩ mọi người có quyền lựa chọn cách trị bệnh cho mình nên không thể cấm họ được.

lam-dung-thuoc-xit-mui-co-the-gay-co-mach-mau-1.jpg

Ban biên tập: Vậy việc sử dụng nhiều thuốc xịt mũi có tốt không thưa ông?

Bác sĩ trả lời: Cái gì cũng vậy dùng nhiều quá sẽ không tốt; việc sử dụng quá liều lượng thuốc nhỏ mũi cũng gây ra những tai hại nhất định. Ở một số người xảy ra hiện tượng “nghiện thuốc nhỏ mũi” hễ cứ thấy khó chịu là lại xịt; những người như vậy một ngày xịt không dưới 15 lần. Ban đầu, thuốc có tác dụng tốt nhưng về sau do sử dụng quá liều nên thuốc phản tác dụng. Họ xem thuốc xịt mũi như thuốc tiên nên cứ dùng vô tội vạ mà không cần chỉ dẫn. Nghĩ như vậy là hoàn toàn sai lầm vì lạm dụng thuốc xịt mũi có thể gây co mạch máu; sau đó là cảm giác mũi bị sưng, phù nề, nhận biết mùi vị kém đi.

Ban biên tập: Thành phần gì trong thuốc xịt mũi có thể gây ra tai hại trên thưa ông?

Bác sĩ trả lời: Hầu hết, các thuốc xịt mũi hiện nay đều chứa một số thành phần sau (phenylephrine, imidazolines hay pseudoephedrine, …). Chúng có tác dụng làm co mạch máu mũi, giảm xung huyết làm cho mũi trở nên thông thoáng, dễ chịu. Thuốc xịt mũi chỉ có tác dụng trong 6 – 10 giờ, sau thời gian này thì thuốc hết tác dụng và các triệu chứng ban đầu lại xuất hiện. Việc này đòi hỏi bệnh nhân phải xịt thuốc liên tục để giảm tình trạng khó chịu này. Sử dụng với tần suất liên tục sẽ gây ra tình trạng quen thuốc và gây nghẹt mũi nhiều hơn.

Ban biên tập: Ngoài tai hại gây co mạch máu như ông nói thì nó còn gây ra tác dụng không tốt nào không?

Bác sĩ trả lời: Những tác hại của thuốc chỉ xảy ra ở những người lạm dụng hoặc dùng sai hướng dẫn. Thuốc nhỏ mũi ngoài gây co mạch máu (nếu lạm dụng) thì còn xảy ra các hiện tượng khác như đau đầu, chóng mặt, hồi hộp. Một vài trường hợp có thể bị teo mũi hoặc thủng vách ngăn mũi.

Tác hại của thuốc nguy hiểm hơn cả là trẻ nhỏ dưới 7 tuổi và phụ nữ mang thai. Thuốc có thể gây tử vong cho trẻ nếu dùng thuốc không có đơn của bác sĩ. Phụ nữ đang mang thai (đặc biệt là 3 tháng đầu) có thể sinh con ra bị dị tật bẩm sinh hoặc thiểu năng trí tuệ.

lam-dung-thuoc-xit-mui-co-the-gay-co-mach-mau-2.jpg

Ban biên tập: Thay vì dùng thuốc xịt mũi có những thành phần trên, người bệnh có thể dùng loại thuốc xịt mũi nào để thay thế thưa bác sĩ?

Bác sĩ trả lời: Thông dụng nhất và an toàn nhất có thể kể đến nước muối sinh lí NaCl 0,09%. Dung dịch này hoàn toàn là nước biển nên được khuyên dùng. Nó có tác dụng làm loãng dịch mũi, rửa mũi giúp niêm mạc sạch hơn. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần rửa mũi là được; trong khi vệ sinh không xịt quá mạnh làm thuốc chảy xuống cổ họng. Ngoài ra, dùng các loại xịt nước biển phun sương có chứa các khoáng chất Ag, Zn, Fe, Mn giúp kháng viêm, chống dị ứng mà không lo có tác dụng phụ.

Ban biên tập: Với những tai hại như vậy của thuốc nhỏ mũi, bác sĩ có lời khuyên nào dành cho bệnh nhân.

Bác sĩ trả lời: Lời khuyên đầu tiên chắc chắn sẽ là đừng nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi. Hãy hiểu rằng nó chỉ là thuốc hỗ trợ, không phải là thuốc chữa bệnh. Khi mũi có những biểu hiện bất thường như nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài thì nên đến chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được kiểm tra. Việc dùng thuốc nên theo đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Hằng ngày, nên vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh mình sinh sống; ra ngoài cần đeo khẩu trang để bảo vệ mũi và miệng. Chú ý tăng cường ăn uống đủ chất để sức khỏe luôn được đảm bảo. Phòng bệnh ngay từ đầu là cách trị bệnh hiệu quả nhất mà mọi người không nên bỏ qua.

Ban biên tập: Cảm ơn những lời chia sẻ của bác sĩ về vấn đề này. Chúc bác sĩ có một sức khỏe dồi dào và hẹn gặp lại trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Lạm dụng thuốc xịt mũi có thể gây co mạch máu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn