Tổng hợp 5 bài tập yoga điều trị viêm xoang đơn giản nhất
Hôm nay chuyên mục chuaviemxoangmui.net sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 bài tập yoga điều trị viêm xoang đơn giản nhất. Viêm xoang là một chứng bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh, nhất là vào những lúc thời tiết thay đổi. Ngoài phương pháp chữa bệnh viêm xoang như dùng thuốc tây, các bài thuốc nam thì các bài tập yoga cũng được khá nhiều người tin tưởng áp dụng. Bạn đọc có thể áp dụng ngay 5 bài tập yoga điều trị viêm xoang đơn giản nhất dưới đây nhé!
5 bài tập yoga điều trị viêm xoang hiệu quả
1. Tư thế đứng gập người
Với tư thế đứng gập người sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt tắc mũi, thông xoang và thoải mái hơn hẳn, Cách thực hiện như sau:
Đứng hai chân rộng bằng hông, hít vào và đẩy ngực về phía trước, đồng thời thực hiện nâng hai tay qua đầu. Tiếp theo thở ra và gập người xuống, các ngón tay duỗi thẳng xuống và ôm lấy hai bắp chân, thả lỏng phần đầu và phần cổ.
Giữ nguyên vị trí như vậy trong khoảng 5 phút để có thể thông xoang hiệu quả. Thực hiện mỗi ngày một lần đều đặn không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp thông xoang hiệu quả, dễ thở hơn rất nhiều.
2. Bài tập ngẩng mặt và úp mặt
Bài tập này khá đơn giản, và rất tốt cho bệnh viêm xoang, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây: Đầu tiên, các bạn nằm sấp xuống, hai chân để cách nhau một khoảng ngang bằng vai. Tiếp theo đặt hai bàn tay song song với ngực, hít một hơi thật sâu và từ từ đẩy tay lên, đồng thời uốn cong lưng rồi ngửa đầu ra sau mặt, chú ý ngửa càng lên cao càng tốt, sau đó thở ra.
Đẩy hông lên cao tạo người thành hình chữ V. Chân và tay đặt cố định xuống sàn nhà, đẩy ngực về phía chân, giữ thẳng hông sao cho phần hông xuống tay và chân thẳng hàng. Để bệnh nhanh khỏi, và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh thì bạn cần tập luyện thường xuyên hàng ngà. Mỗi ngày bỏ ra khoảng 15-20 phút tập luyện sẽ rất tốt cho cơ thể.
→ Khi bị viêm xoang bạn có thể áp dụng ngay: 8 Bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả
3. Bài tập tư thế chiếc bàn
Với bài tập này, bạn sẽ tập với tư thế ngồi, giữ cho lưng thẳng, hai chân duỗi thẳng sao cho khoảng cách giữa hai chân là 10cm. Tiếp theo hai chân chống lên sàn, đặt sát bên hông. Cúi đầu, đẩy cằm về hướng ngực, hít một hơi thật sâu và từ từ nâng người lên song song với sàn. Chú ý chân và tay bám chắc vào sàn, đầu gối co vuông góc với người, đầu ngửa ra phía sau. Cuối cùng thở ra rồi hạ người trở về vị trí ban đầu.
4. Tư thế trồng chuối
Tư thế trồng chuối có thể khó thực hiện đối với một số người. Bài tập được thực hiện như sau:
Tạo tư thế quỳ gối, đan các ngón tay vào nhau và đặt hai tay trên sàn ngay trước người. Tiếp theo đặt hai cẳng tay trên sàn, hai cùi chỏ để rộng bằng vai, đặt đỉnh đầu trên sàn nhà giữa hai cẳng tay.
Tiếp tục đẩy hông lên sao cho hai chân ở tư thế chó cúi đầu, dồn trọng lượng về phía trước cho tới khi nào nó tựa trên hai cẳng tay. Gập hai gối và nhấc hai bàn chân khỏi sàn, từ từ duỗi thẳng lên, hóp bụng lại cho tới khi nào hai chân duỗi thẳng lên.
5. Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu là tư thế khá đơn giản, nằm ngửa lưng trên sàn, hai gối gập lại và hai bàn chân đặt thẳng trên sàn. Đưa hai chân về phía mông cho tới khi nào có thể chạm mũi chân bằng các đầu ngón tay. Tiếp tục ấn mạnh bàn chân xuống và nâng hông lên. Mở rộng ngực, hướng lên và thư giãn cơ mông. Giữ nguyên động tác này trong khoảng 5 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi tập yoga tại nhà
Đối với những người khi mới bắt đầu tập yoga, với những động tác dễ nên thường hay chủ quan không chú trọng các nguyên tắc. Điều này, không chỉ khiến bạn dễ bị chấn thương mà còn khiến cho quá trình tập luyện dễ bị gián đoán, không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, để có hiệu quả cao chúng ta cần phải lưu ý những điều này khi tập yoga.
+ Lựa chọn thời gian tập phù hợp, tập tối thiểu khoảng 15 phút, trong đó có phần khởi động và thư giãn sau bài tập. Vì dưới khoảng thời gian này việc tập luyện không mang lại tác dụng. Tập vào buổi sáng lựa chọn những động tác giúp làm dẻo dai cơ bắp, còn chiều tối thì tập những động tác giúp thư giãn cơ thể sau một ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi.
+ Theo các chuyên gia thì không nên ăn trước khi tập luyện khoảng 2 giờ đồng hồ. Vì vậy, tập các bài tập vào buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm tốt nhất.
+ Người bị bệnh khi tập yoga cần hết sức cẩn thận, tốt nhất nên có sự tư vấn và chỉ định của huấn luyện viên và bác sĩ.
+ Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau mà đưa ra các bài tập khác nhau. Ví dụ với người đau lưng, bệnh huyết áp thấp, đau đầu, bệnh tim mạch thì không phù hợp với tư thế cây nến. Vì vậy, cần phải có hướng dẫn của chuyên gia khi thực hiện các bài tập để có kết quả tốt nhất.
+ Trước khi tập luyện cần khởi động kỹ càng và đúng cách để tránh xảy ra chấn thương và đem lại hiệu quả tốt nhất.
+ Cần tập luyện một cách chăm chỉ và kiên trì, không nên chạy theo phong trào. Đồng thời, khi tập nên có thảm hoặc chiếu, không nên tập trên nền đất vì có thể gây cảm lạnh hoặc mất vệ sinh.
→ THAM KHẢO ĐỂ BIẾT RÕ HƠN:
CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!