Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm mũi mủ ở trẻ là một trong những chứng bệnh về đường hô hấp. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em. Vì trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh. Viêm mũi mủ là tình trạng vùng niêm mạc mũi sung huyết đỏ, tiết ra nhiều chất nhầy đặc với mủ màu vàng hoặc xanh có khi lẫn mùi hôi thối. Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến bệnh viêm mũi mủ ở trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý, tìm hiểu và biết được cách xử lý đúng cho con em mình.

viem-mui-mu-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong1

Độ tuổi thường hay mắc viêm mũi mủ nhất

Viêm mũi mủ thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong khoảng độ tuổi từ 6 tháng tuổi tới 7-8 tháng tuổi. Nguyên nhân là do trẻ còn quá nhỏ, lúc này hệ miễn dịch còn kém. Khi trẻ hít không khí từ ngoài vào đến phổi, các tác nhân gây bệnh dễ đi vào theo. Ở trẻ nhỏ, viêm mũi mủ chủ yếu là do viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi.

Khi bị viêm mũi mủ ở trẻ thường có những dấu hiệu như sốt và kèm theo bứt rứt, quấy khóc, kém ăn đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày. Trẻ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc nhầy mủ, một số trẻ bị ho thì đây có thể là dấu hiệu viêm mũi ở trẻ em.

Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm mũi mủ ở trẻ có thể do nhiễm khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài gây nên. Đặc biệt là vào thời tiết giao mùa, nhiệt độ nóng – lạnh thất thường là lúc trẻ dễ bị mắc viêm mũi nhất. Khi trẻ bị viêm mũi mủ với các triệu chứng kéo dài trên 7 ngày. Kèm theo các triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở. Lúc này cha mẹ phải kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

viem-mui-mu-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong2

Viêm mũi mủ nếu không được khám và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi ở trẻ em sẽ không nguy hiểm nếu các mẹ biết cách chủ động phòng tránh cho trẻ bằng các biện pháp vệ sinh.

Cách chữa viêm mũi mủ an toàn cho trẻ

Để điều trị bệnh viêm mũi mủ cấp tính ở trẻ an toàn và hiệu quả. Các bậc phụ huynh nên chú ý và có thể áp dụng với những biện pháp dưới đây:

Điều trị toàn thân

Thuốc kháng sinh toàn thân thường thông qua đường uống, rất ít trường hợp phải dùng đến kháng sinh tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp. Trừ khi độc tính của vi khuẩn khá cao hoặc bệnh nhân gặp phải các vấn đề khiến quá trình hấp thụ kháng sinh không tốt.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được chỉ định dùng số thuốc khác đi kèm như thuốc kháng viêm, giảm phù nề, corticoid liều duy trì dùng ngắn ngày và các thuốc kháng viêm chứa một số enzym ức chế quá trình viêm. Thậm chí cả thuốc hạ sốt và giảm đau nhức mũi có chứa thành phần paracetamol.

Điều trị tại chỗ

Đối với quá trình điều trị tại chỗ, nên sử dụng nhóm thuốc co mạch, thuốc chống sung huyết mũi và thuốc kháng sinh tại mũi.

Thông thường, những loại thuốc này thường được chỉ định dùng từ 7-10  ngày để tránh tình trạng nghiện thuốc.

Trên thực tế, việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao khi điều trị viêm mũi mủ còn phụ thuộc vào thể bệnh, tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ tiến triển bệnh của bệnh nhân.

Lời khuyên: Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào và liều lượng ra sao bệnh nhân cần được sự hướng dẫn của bác sĩ. Còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thể bệnh, tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ tiến triển bệnh của bệnh nhân mà có những phương thuốc điều trị khác nhau. Không phải khi nào cũng điều trị những loại thuốc nói trên. Không nên quá lạm dụng, dùng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến tử vong. Tốt hơn hết, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể. Tránh trường hợp không chữa khỏi bệnh còn nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

⇒ Hạn chế trẻ mắc bệnh viêm mũi mủ bằng những việc làm đơn giản hàng ngày:

viem-mui-mu-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong3

-Luôn giữ ấm, tránh gió lùa trực tiếp vào cổ họng trẻ

-Vệ sinh thường xuyên nhà cửa, đồ chơi, nơi bé ngủ.

-Dạy cho trẻ không được ngoáy mũi, vì như vậy dễ gây tổn thương niêm mạc mũi

-Vệ sinh mũi thường xuyên để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy. Điều này sẽ góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì, viêm xoang.

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn