Cổ họng bé có đờm không ho, không sổ mũi là bệnh gì?

 Bác sĩ cho em hỏi cổ họng bé có đờm không ho, không sổ mũi là bệnh gì? Bé nhà em năm nay 3 tuổi, bình thường cháu ăn uống rất tốt nhưng hai ngày nay khi ăn rất hay bị ọe ra thức ăn lẫn đàm, khi ngủ thì cổ họng phát ra tiếng khò khè như ngủ ngáy. Mà em thấy bé không có biểu hiện ho hay sổ mũi . Không biết như vậy bé nhà em có bị bệnh gì không bác sĩ? 

( Ngocoanh92@gmail.com)

co-hong-be-co-dom-khong-ho-khong-so-mui-la-benh-gi1

Cổ họng bé có đờm không ho, không sổ mũi là bệnh gì?

Chào bạn! 

Hiện tượng cổ họng có đờm không ho, không sổ mũi ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể như:

  • Do trẻ hít phải khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… khiến cho niêm mạc mũi họng bị kích ứng và tăng tiết dịch quá mức gây tồn đọng đàm trong cổ họng.
  • Do trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm vi rút: Đờm trong cổ họng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị nhiễm trùng đường hô hấp . Khi có vi trùng xâm nhập cổ họng sẽ xuất tiết ra nhiều dịch để ngăn chặn của các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra cổ họng bé có đờm phần lớn là do mắc bệnh lý đường hô hấp: Các căn bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang mũi, cảm cúm, cảm lạnh cũng có thể khiến trẻ bị đờm trong cổ họng. Ở mức độ bệnh nhẹ , những căn bệnh trên thường chưa gây ra biểu hiện gì nghiêm trọng, có thể bé sẽ không ho, ăn ngủ bình thường và không bị sổ mũi giống như trường hợp của con bạn. Do vậy bạn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe của con  mình, nếu thấy cháu có bất kì biểu hiện gì nặng thêm thì cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị sớm.

Hiện tại bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp bé được dễ chịu hơn:

  • Cho bé uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm.
  • Thường xuyên vỗ lưng cho bé là biện pháp giúp long đờm hiệu quả, đồng thời biện pahp1 này cũng giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu ở phổi.
  • Giữ ấm cơ thể và cổ họng cho con, đặc biệt là vào ban đêm
  • Có thể cho bé ăn cháo hoặc ăn lỏng hơn bình thường vừa giúp làm loãng đàm vừa để bé dễ nuốt hơn, hạn chế được tình trạng nôn trớ khi ăn
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phòng bé phải sạch sẽ, thoáng mát.

co-hong-be-co-dom-khong-ho-khong-so-mui-la-benh-gi2

Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên giúp giảm tiết đờm và ngăn chặn các căn bệnh đường hô hấp

  • Tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng và rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Hạn chế cho bé ăn đồ nướng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, sữa và các chế phẩm từ sữa bời chúng sẽ làm tăng độ quánh của đờm.
  • Ngoài ra, bạn có thể làm chanh muối, tắc chưng mật ong, lá húng chanh hấp đường phèn… cho bé ăn để giúp cổ họng bé bớt đàm nhày khó chịu.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách chẩn đoán và xử lý tốt khi trẻ bị mắc đờm trong cổ. Chúc bé nhanh khỏi bệnh!

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Cổ họng bé có đờm không ho, không sổ mũi là bệnh gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn