Các bệnh về mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Trẻ sơ sinh rất dễ gặp các bệnh về viêm mũi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của bé yếu không đủ để chống lại vi rút gây bệnh. Khi bị các bệnh về mũi bé thường  quấy khóc, bỏ ăn, sổ mũi, nghẹt mũi và hen ho. Những bệnh về mũi ở trẻ ngoài nguyên nhân do môi trường thì đôi khi cũng do di truyền từ mẹ sang. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đôi chút về các bệnh về mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết, bạn có thể đọc và tham khảo.

Các bệnh về mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Ngạt thở

Ngạt thở được xem là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ, nguyên nhân có thể là do: Thiếu oxy, do dị tật của thai nhi, ngạt thở do các chấn thương nội sọ…

Ngạt thở ở trẻ em cũng được xem là một căn bệnh nguy hiểm, khi thấy bé có dấu hiệu ngạt thở do những nguyên nhân trên bạn nên đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời.

Viêm mũi cấp tính

Bệnh viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt vào thời điểm giao mùa trẻ thường hay mắc bệnh này. Khi bị viêm mũi cấp tính trẻ thường có những triệu chứng như: Ngứa mũi, nặng đầu, hắt hơi, đau mỏi chân tay và sốt. Tuy nhiên, vì trẻ chưa biết nói nên trẻ chỉ biết quấy khóc và đôi khi nằm im

Viêm mũi đặc hiệu

Bệnh viêm mũi đặc hiệu thường có nguyên nhân lây lan từ mẹ. Đây được xem là một trong những trường hợp viêm mũi ở trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, thì tình trạng tử vong do bệnh viêm mũi đặc hiệu đã giảm bớt rất nhiều.

Viêm mũi do lậu

Viêm mũi do lậu là căn bệnh mà vi khuẩn lậu lây từ âm đạo của mẹ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh gây ra viêm mũi và mắt của trẻ trong quá trình mẹ sinh nở. Khi trẻ bị viêm mũi do lậu thường có những biểu hiện như: 2 lỗ mũi và môi trên sưng vều và đỏ, trong mũi trẻ có mủ vàng xanh, đặc, bị sốt cao từ 39 – 40 độ. Khi gặp trường hợp này bạn phải làm sạch mủ mũi và nhỏ thuốc chứa penicillin 3 giờ một lần hoặc thuốc trị sổ mũi trẻ sơ sinh chuyên dụng hoặc tiêm kháng sinh nhóm betalactam.

Hắt hơi và nghẹt mũi

Hắt hơi và nghẹt mũi là chứng bệnh phổ biến nhất hay gặp ở trẻ, nguyên nhân của hiện tượng này là do môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, độ ẩm không khí thấp, sức đề kháng của bé yếu không thể chống lại vi khuẩn. Khi bé bị hắt hơi nghẹt mũi bạn nên dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ là natrichlorua 0,9%, hay dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi cho bé.

Viêm mũi bạch hầu

Bệnh viêm mũi bạch hầu ở trẻ sơ sinh là căn bệnh thường có diễn biến chậm, có thể gây nhiễm độc và suy mòn dần dần. Biểu hiện của bệnh này đó là bé thường bị tắc 2 bên mũi, bên trong chất dịch nhày có lẫn máu. Cửa mũi trước và môi trên thường bị loét nông và đóng vẩy, ở cổ có hạch nhỏ, khi trẻ bị viêm mũi bạch hầu nên tiêm huyết thanh chống bạch hầu, tiêm kháng sinh toàn thân và tại niêm mạc mũi, bệnh này có nguy cơ lây nhiễm nên cần có biện pháp cách ly.

Viêm mũi giang mai

Bệnh viêm mũi giang mai là căn bệnh thường xuất hiện sau 30 ngày từ khi bé ra đời: trẻ không sốt, không đau nhưng triệu chứng ngạt mũi ngày càng tăng. Ngoài ra, dịch mũi của trẻ còn có mùi tanh hôi, có thể có lẫn máu. Trước cửa mũi có các vảy nâu che lấp vết nẻ, môi trên sưng vều và đỏ. Khi phát hiện thấy những triệu này bạn nên đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời cho bé.

Cách phòng chống các bệnh về mũi cho trẻ

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé nhằm tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi rút
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, tăm rửa thường xuyên, cắt móng tay móng chân…
  • Cho bé ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé
  • Không để trẻ dùng tay ngoáy mũi thường xuyên vì vi khuẩn có thể gây bệnh, mà nên dùng thuốc xịt mũi, rửa mũi cho bé
  • Tránh để cho bé tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, có nhiều khói thuốc lá, bụi công nghiệp vì như vậy sẽ khiến màng mũi bị khô, mũi sẽ bị kích ứng và dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhiều hơn.
  • Nên đưa trẻ đi khám định kì ở các trung tâm y tế để có thể phát hiện ra bệnh và điều trị bệnh kịp thời
  • Thời tiết thay đổi cần giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vùng mũi, cổ và vùng ngực
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho nhà luôn thồn thoáng, mát mẻ
  • Tập cho trẻ thói quen tự giác đánh răng, rửa mặt, súc miệng thường xuyên

Bài viết liên quan:

Bé bị sổ mũi lâu ngày không khỏi do đâu? Mẹ nên làm gì?

Bé bị ngạt mũi khó thở nên làm gì?

Các bệnh về mũi thường gặp và cách phòng chống

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Các bệnh về mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn