Bị viêm xoang có nên đi bơi không?

Liệu rằng: Bị viêm xoang có nên đi bơi không? Bé nhà mình năm nay 17 tuổi, bị viêm xoang cách đây gần 2 năm và thường xuyên tái phát. Mùa hè đến rồi, bé muốn đi bơi nhiều nhưng tôi đang lo lắng bởi nghe nhiều người nói đi bơi làm bệnh viêm xoang hay viêm mũi dị ứng đều nặng thêm. Không biết tôi có nên chiều theo sở thích của bé không và đi bơi có ảnh hưởng gì đến bệnh viêm xoang của con tôi không ạ?

Tôi xin cảm ơn!

(Hoàng Gia – Nghệ An)

*Đáp: 

Bơi lội được coi là môn thể thao giúp phát triển thể lực và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt được khuyến khích tham gia. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng được khuyên không nên bơi lội do những ảnh hưởng nhất định của chúng. Có thể kế đến như: người bệnh viêm da dị ứng, người bệnh tim mạch, mắc bệnh hen suyễn (hen phế quản), bị cảm cúm, mắc viêm tai giữa, phụ nữ trong ngày “đèn đỏ”,… và đặc biệt là những người mắc bệnh đường hô hấp mãn tính như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết,…

1/ Vì sao bị viêm xoang không nên đi bơi?

Đa số bệnh nhân viêm xoang nhận thấy rằng: Sau khi đi bơi, đường mũi khó thở hơn kèm theo các biểu hiện như khịt, khạc, xì ra nước mũi trong, mũi màu vàng xanh, mùi hôi tanh, nước mũi chảy xuống họng,…

bi-viem-xoang-co-nen-di-boi-khong1

Lý giải điều này các bác sĩ cho biết: Tuy viêm xoang không do bơi lội tạo ra nhưng lại là điều kiện thuận lợi để bệnh tái phát. Không nhất thiết phải từ bỏ sở thích này nếu bạn đảm bảo vệ sinh nước tốt và bạn không bị dị ứng với hóa chất xử lý nước. Song, các bể bơi ở nước ta luôn luôn sử dụng một lượng chất khử trùng nhất định trong khi người bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm xoang lại rất “nhạy cảm” với các dị nguyên, cụ thể là những chất tẩy trùng này.

Và cũng không thể bỏ qua việc nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người kém ý thức khi đi bơi thải ra như: đàm dãi, nước mũi, thậm chí là cả nước tiểu,… Chính vì vậy, đây có thể là nguyên nhân gây bệnh, khiến các triệu chứng bệnh có thể kịch phát và dĩ nhiên bệnh tăng nặng hơn.

>>Lời khuyên: Bị viêm xoang có nên đi bơi không? Bạn vẫn có thể cho bé đi bơi nhưng cần đảm bảo rằng nước hồ bơi sạch và bé không bị dị ứng với chất xử lý nước. Đồng thời cần lưu ý tránh để nước vào tai, hướng dẫn bé cách xì mũi đúng cách sau khi đi bơi và xử lý đúng nếu nước vào tai.

2/ Những lưu ý khi bị viêm xoang

Khi bị viêm xoang để tránh bệnh nặng hơn, người bệnh cần chú ý đến các chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như sau:

bi-viem-xoang-co-nen-di-boi-khong2

+ Khi ra đường cần phải đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, tránh những nơi có không khí ô nhiễm. Vào mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng ngực và vùng mũi.

+ Ăn uống điều độ, tránh uống sữa và những thực phẩm được chế biến từ sữa. Không nên ăn uống thực phẩm lạnh vì chúng sẽ làm cho bệnh xoang trở nên trầm trọng hơn.

+ Nên đi khám định kì để có thể phát hiện được những triệu chứng bệnh về mũi họng sớm nhất. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, có thể phòng ngừa được bệnh viêm xoang.

+ Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, corticoid. Vì những thuốc này nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

+ Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân cũng nên thực hiện xông mũi bằng nước ấm hoặc các thảo dược thiên nhiên để giúp thông thoáng và tốt cho mũi hơn.

→ Thông tin hữu ích cho người bệnh viêm xoang:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bị viêm xoang có nên đi bơi không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn