Bị sổ mũi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trong tất cả các loại bệnh, chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhất định tới quá trình điều trị cũng như kết quả điều trị bệnh. Đối với bệnh do thời tiết như sổ mũi nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời.

1/ Những thực phẩm nên dùng khi bị sổ mũi

Ăn lá hẹ

bi-mui-nen-gi-va-khong-nen-an-gi-2

Đây là thực phẩm dân gian rất thường được dùng khi trẻ bị sổ mũi. Bạn có thể dùng hẹ để nấu canh hoặc nấu lấy nước hẹ ấmđể uống.

Với trẻ nhỏ, bạn cũng có thể lấy một nhúm lá hẹ, hấp cách thủy 15 phút với một ít đường phèn. Chắt nước và cho trẻ dùng 2 lần/ngày sẽ giúp tình trạng bệnh mau khỏi hơn.

Tỏi tốt cho người bị sổ mũibi-mui-nen-gi-va-khong-nen-an-gi-1

Bên cạnh hẹ, tỏi cũng là một thực phẩm để trị sổ mũi rất tốt được dân gian sử dụng. Các kháng sinh tự nhiên có trong tỏi giúp bạn mau khỏi bệnh hơn. Bạn có thể thêm tỏi và trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.

Bạn cũng có thể dùng 2 tép tỏi, đem hấp cách thủy cùng 2 muỗng cà phê mật ong. Dùng 1-2 lần ngày giúp tình trạng sổ mũi giảm đi.

Bạn có thể xem thêm: Chia sẻ cách trị sổ mũi bằng tỏi cực hay

Cam thảo

bi-mui-nen-gi-va-khong-nen-an-gi-3

Trong Đông Y, cam thảo là vị thuốc quen thuộc khi điều trị các bệnh về hô hấp. Bạn có thể thêm một ít cam thảo khi nấu trà để uống. Dùng khoảng 3 ly trà cam thảo mỗi ngày sẽ giúp làm dịu tình trạng sổ mũi. Nên dùng ấm để có hiệu quả tốt hơn.

Uống sữabi-mui-nen-gi-va-khong-nen-an-gi-5

Đây là thực phẩm quen thuộc và cần thiết trong việc tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Sữa rất an toàn và phù hợp với hầu hết độ tuổi. Đây là thực phẩm rất tốt mà bạn nên bổ sung khi có tình trạng sổ mũi xảy ra.

2/ Những thực phẩm nên tránh khi bị sổ mũi

Bên cạnh việc lưu ý những thực phẩm nên dùng khi bị sổ mũi, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau để tránh tình trạng sổ mũi nặng hơn:

Thức ăn ngọt

Không nên dùng nhiều thức ăn ngọt khi bị sổ mũi bởi những thức ăn này gây nóng cho phổi. Điều này sẽ khiến cho cơ thể lâu hết sổ mũi.

Thức ăn quá mặn

Tương tự các thực phẩm ngọt, những thức ăn quá mặn cũng khiến cho cơ thể gặp khó khăn hơn khi điều trị sổ mũi.

Thực phẩm chiên và nhiều dầu mỡbi-mui-nen-gi-va-khong-nen-an-gi-6

Những món ăn chiên sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn. Lúc này hệ tiêu hóa kém đi, cơ thể vừa phải giải quyết tình trạng sổ mũi và tình trạng tiêu hóa không ổn định, khiến bệnh lâu khỏi.

Ngoài ra, lượng đờm và nước mũi cũng tăng tiết khi dùng các thực phẩm này.

Các món hải sản

bi-mui-nen-gi-va-khong-nen-an-gi-4

Những món ăn chế biến từ hải sản sẽ khiến cho tình trạng sổ mũi không giảm đi. Mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp gây sổ mũi, ho. Protein có trong các loại hải sản cũng gây ra tình trạng dị ứng cho cơ thể.

→ Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bị sổ mũi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn