Bệnh viêm mũi ở trẻ em – Dùng thuốc nào để điều trị

Bệnh viêm mũi ở trẻ em là chứng bệnh về đường hô hấp thường hay gặp. Đặc biệt nhất là ở độ tuổi dưới 6 tuổi. Theo thống kê có khoảng 80% số trẻ em trong độ tuổi này mắc phải căn bệnh viêm mũi. Thông thường có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Nhưng bệnh chủ yếu do nhiễm khuẩn và khi thời tiết có nhiều thay đổi bất thường. Rất dễ khiến trẻ bị mắc viêm mũi. Vậy khi trẻ bị bệnh viêm mũi cha mẹ cần xử lý như thế nào đúng? Dùng thuốc nào để điều trị? Hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc bài viết bệnh viêm mũi ở trẻ em – Dùng thuốc nào để điều trị. Mong rằng sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn trong việc phòng và chữa bệnh viêm mũi cho trẻ tốt hơn.

benh-viem-mui-o-tre-em-dung-thuoc-nao-de-dieu-tri1

Trẻ em thường hay bị mắc bệnh viêm mũi vì

Như đã nói ở trên, bệnh viêm mũi thường gặp nhất ở độ tuổi dưới 6 tuổi. Có khoảng 75 – 85% trẻ em trong độ tuổi mắc phải. Lý do là vì ở độ tuổi này trẻ còn quá nhỏ, sức đề kháng còn quá yếu để chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường, chuyển từ nóng sang lạnh một cách đột ngột, bé rất dễ bị viêm mũi. Trong khi đó trẻ nhỏ chỉ biết ăn và chơi, không biết tự mình phòng bệnh. Có thể do bé tiếp xúc với bụi bẩn, vệ sinh không sạch sẽ. Tay chân bám nhiều vi khuẩn rồi cho vào miệng. Từ đó vi rút, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể bé. Bệnh viêm mũi nếu không sớm điều trị có thể gây nên nhiều bệnh khác nguy hiểm như viêm mũi xuất tiết, viêm mũi họng cấp.

Cách điều trị bệnh viêm mũi ở trẻ đúng cách

Bệnh viêm mũi ở trẻ thường được chia ra hai nhóm bệnh đó là: Viêm mũi cấp xuất tiết và viêm mũi mạn tính. Ở hai nhóm bệnh này có triệu chứng khác nhau, mức độ bệnh khác nhau. Nên cách chữa bệnh cũng khác nhau, vì vậy các bậc cha mẹ nên lưu ý kĩ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm họng cho trẻ.

Viêm mũi cấp xuất tiết

Bệnh viêm mũi cấp xuất tiết nguyên nhân chính là do virut gây nên. Khi bị viêm mũi cấp cũng có thể gây thành dịch. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những cơn sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi. Những trường hợp này nên áp dụng cách xử lý sau:

benh-viem-mui-o-tre-em-dung-thuoc-nao-de-dieu-tri2

-Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu sốt trên 38,5 độ. Trẻ nhỏ nên nhóm thuốc chứa paracetamol được coi là nhóm hạ sốt an toàn nhất.

-Thuốc chống xuất tiết: Nguyên nhân gây bệnh do virut gây nên. Mà virut được coi là một kháng nguyên tác động lên mũi gây viêm. Nên thường dùng kháng histamin H1, với các thế hệ khác nhau như chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin. Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần mỗi đợt điều trị, nếu bệnh không khỏi nên cho bé đi khám kịp thời.

-Thuốc tăng cường chức năng miễn dịch hiện rất hay được sử dụng đi kèm là thuốc chứa thymomodulin.

-Dùng thuốc chống xung huyết, giảm phù nề niêm mạc mũi. Hiện nay thuốc được sử dụng thông dụng nhất là xylomethazolin 0,05%, thuốc dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn có adrénaline 0,01%, ephedrine 0,1-0,3%.

-Sử dụng thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc argyrol.

Viêm mũi mạn tính

Viêm mũi mạn tính thường được áp dụng điều trị bằng những loại thuốc sau:

-Thuốc kháng sinh hay dùng trong trường hợp viêm mũi mạn tính là nhóm cepholosporin thế hệ III.

-Thuốc chống dị ứng, nên dùng loại có chứa micocrystalline, cellulose. Chỉ định cho trẻ trên 6 tháng.

Sử dụng thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa dùng dưới 7 ngày.

Cha mẹ cần làm gì để hạn chế bệnh viêm mũi ở trẻ?

Vì trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi cao. Nên trong quá trình chăm sóc nuôi dạy con các bậc cha mẹ nên dùng một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả sau:

benh-viem-mui-o-tre-em-dung-thuoc-nao-de-dieu-tri3

-Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày đúng cách. Nên giúp bé vệ sinh họng, đánh răng sau mỗi bữa ăn hàng ngày. Đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.

-Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi. Nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn từ môi trường:

-Hạn chế cho trẻ uống nước nóng, ăn đồ ăn nóng vì sẽ làm tổn thương niêm mạc họng dễ gây bệnh viêm mũi họng hơn.

-Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm trẻ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp vì vậy đối với phòng ngủ, cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức khoảng 24 – 26°C.

-Bạn nên tập cho trẻ cách uống thật nhiều nước, tránh tình trạng khô họng, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bệnh viêm mũi ở trẻ em – Dùng thuốc nào để điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chuyên Gia Tư Vấn Phương Pháp Chữa Viêm Xoang An Toàn, Hiệu Quả

Dấu hiệu viêm xoang hàm và giải pháp ĐẨY LÙI bệnh hoàn toàn từ chuyên gia

Cách nhận biết và xử lý viêm xoang sàng hiệu quả, ngừa biến chứng tại mắt-não-họng

Chuyên gia chỉ cách nhận biết và điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, không lo biến chứng

Triệu chứng viêm xoang trán cần XỬ LÝ NGAY tránh biến chứng MÙ LÒA, TỬ VONG

Chuyên gia hướng dẫn chọn thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao, không lo tác dụng phụ

CẢNH BÁO: Sai lầm trong sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của hầu hết người bệnh

“HỒI KẾT” cho hành trình 17 năm chữa viêm xoang trán “không ai thấu” của cô Phó hiệu trưởng

Nhận biết triệu chứng viêm xoang hàm và giải pháp điều trị an toàn từ Chuyên gia

Các cách chữa viêm xoang tại nhà người người tin dùng và LỜI KHUYÊN từ chuyên gia

Ẩn